Cai trị Djedkare_Isesi

Bức tượng của Djedkare Isesi từ ngôi đền Osiris ở Abydos[96]

Triều đại của Djedkare Isesi đã báo trước một giai đoạn mới trong lịch sử của thời kỳ Cổ vương quốc.[97][98]Trước tiên, Djedkare Isesi đã không xây dựng một ngôi đền mặt trời giống như những vị tiên vương đã làm kể từ thời Userkaf, khoảng 80 năm trước [99][100]. Điều này có thể là do tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của sự thờ cúng thần Osiris so với thần mặt trời Ra vào giai đoạn cuối vương triều thứ 5.[1][101][102][103]Tầm quan trọng của giáo phái này trở nên rõ ràng hơn vào thời điểm khi các bản văn Kim tự tháp của Kim tự tháp Unas được khắc nên vài thập kỷ sau đó[101][104]. Trong bối cảnh này, một điều có lẽ đáng chú ý đó là bức tượng duy nhất[105] được biết đến của Djedkare Isesi đã được phát hiện trong đống tàn tích của ngôi đền Osiris ở Abydos[96]. Một dấu hiệu khác cho thấy tình thế gió đổi chiều [106] dưới thời Djedkare đó là sự phê chuẩn việc tái dịch chuyển khu nghĩa trang hoàng gia từ Abusir, vốn được đặt ở đây bắt đầu từ triều đại của Sahure, đến Saqqara, là nơi mà Menkauhor Kaiu, Djedkare và vị vua kế vị ông, Unas, đã cho xây dựng các kim tự tháp của họ. Abusir có thể đã trở nên quá chật chội vào thời điểm Menkauhor lên ngôi [107]và kinh đô của vương quốc có thể cũng đã được chuyển về phía Nam tới Saqqara cùng với khu nghĩa trang hoàng gia vào khoảng thời gian này[108].

Cải cách

Hai bức tượng của Ptahhotep, một tể tướng dưới triều đại của Djedkare Isesi[109]

Trong suốt triều đại của mình, Djedkare đã thực hiện những cải cách quan trọng đối với bộ máy chính quyền và tầng lớp tư tế, đặc biệt là liên quan đến các giáo phái tang lễ[110]tại khu nghĩa trang ở Abusir.[note 17][111]Những đổi mới này được chứng thực thông qua sự thay đổi trong các tước hiệu của tầng lớp tư tế và rộng hơn là trong hệ thống cấp bậc tước hiệu của các quan đại thần, đây là lần thay đổi đầu tiên của chúng[99]. Ví dụ, như chức vị tư tế của các kim tự tháp hoàng gia đã được cải tổ lại,[1]cùng với đó Djedkare có thể đã thay đổi tước hiệu và nhiệm vụ của các tư tế từ "tư tế của đức vua" thành "tư tế của kim tự tháp"[112] mặc dù sự thay đổi này có thể đã diễn ra từ trước đó, dưới thời Nyuserre Ini [113]. Các vị hoàng tử mang dòng máu hoàng gia một lần nữa lại có thể nắm giữ nhiều tước hiệu trong bộ máy chính quyền,[note 18] một đặc quyền mà họ đã bị mất trong suốt thời kỳ vương triều thứ Năm.[99] Đồng thời, các vị tể tướng lúc này đây có thể được giữ những tước hiệu uy quyền như Iry-pat[98]Haty-a [114] và còn là "Người trông coi những viên ký lục của hoàng gia", trở thành người quản lý toàn bộ các viên ký lục của nhà nước.[115] Ít nhất là đã có một vị tể tướng, Seshemnefer III, còn có được tước hiệu "Người con trai của đức vua từ thân thể của Ngài", một trong những tước hiệu ưu tú nhất vào thời điểm đó và thường dành cho các vị hoàng tử mang dòng máu hoàng gia. Cả cha và mẹ của Seshemnefer III dường như đều không xuất thân từ gia đình hoàng tộc.[116] Trong suốt thời kỳ kéo dài từ triều đại của Djedkare cho tới triều đại của Teti, các vị tể tướng còn chịu trách nhiệm trong việc chế tạo vũ khí cho vương quốc, cả cho mục đích quân sự và các mục đích khác [116]. Sau những cải cách do Djedkare thực hiện, sẽ có ba vị tể tướng đảm đương vai trò cùng một lúc:[117]hai trong số đó là ở vùng Memphis và một ở miền Nam, "thống đốc của Thượng Ai Cập",[99]cùng với một trụ sở đặt ở Abydos[1][2].Có tất cả sáu vị tể tướng đã được bổ nhiệm trong suốt triều đại của Djedkare[note 19][109].

Trong giai đoạn cuối của vương triều thứ Năm, các quan lại cấp thấp đã không còn nắm giữ được nhiều quyền lực như trước nữa và quyền lực thường chỉ được giới hạn nằm trong tay của một tước hiệu tối cao,[117]một sự khác biệt so với giai đoạn trước kia [99]. Các trọng trách như là "Quan đốc công của kho lúa" và "Quan đốc công của ngân khố" đã biến mất khỏi các ghi chép trong khoảng thời gian giữa triều đại của Djedkare tới triều đại của Teti,[99]trong khi đó những vị quan với địa vị thấp hơn đã trở thành người đứng đầu bộ máy hành pháp.[115]Do đó, quyền lực được tập trung nhiều vào tay của các vị tể tướng hơn so với trước kia trong khi các chức quan cấp thấp trong bộ máy chính quyền của nhà nước đã được giảm bớt.[115]Đồng thời, quy mô của bộ máy chính quyền cấp tỉnh đã ngày càng phát triển, và nó cũng đã trở nên độc lập hơn so với chính quyền trung ương[2]. Đặc biệt hơn nữa, các nomarch đã được trao toàn quyền trong việc xây dựng những công trình tại các tỉnh của họ vốn từ trước đến giờ luôn nằm dưới sự quản lý của các vị quan ở Memphis.[115]

Hoạt động xây dựng

Hoạt động xây dựng chính được thực hiện dưới triều đại của Djedkare Isesi đó là việc xây dựng khu phức hợp kim tự tháp của ông ở Saqqara. Thông qua một dòng chữ khắc mà ngày nay đã bị hư hại,[118] chúng ta biết được rằng Djedkare có thể cũng đã hoàn thành hoặc là đã tiến hành khôi phục lại khu phức hợp tang lễ của Nyuserre Ini ở Abusir, nó chắc hẳn đã ghi lại chi tiết những hoạt động của Djedkare ở khu vực này [note 20][119]Những công trình xây dựng khác được xây dựng tại Abusir trong giai đoạn nửa sau của triều đại Djedkare tiếp theo sau đây lại là một điều lạ kỳ[120] bởi vì của các thành viên của hoàng tộc đã được chôn cất tại đó thay vì là nằm ngay bên cạnh kim tự tháp của Djedkare ở Saqqara. Dẫu vậy, một nhóm các mastaba đã được xây dựng dành cho công chúa Kekheretnebti cùng con gái của bà là Tisethor, công chúa Hedjetnebu, các triều thần Mernefu và Idu-ông ta được an táng cùng với người vợ của mình là Khenit, và hoàng tử Neserkauhor[107][120].

Djedkare Isesi cũng đã tiến hành các hoạt động xây dựng liên quan đến lễ hội "sed" của mình, chúng ta biết được điều này nhờ vào một chiếu chỉ mà ông đã gửi cho viên tể tướng của mình là Senedjemib Inti vào năm diễn ra lần kiểm kê gia súc thứ 16,[121]nó là lời khen ngợi của nhà vua dành cho vị tể tướng này cùng công trình của ông ta[122]. Chiếu chỉ này còn đề cập đến việc xây dựng một sân rộng hình chữ nhật rộng [123]hoặc một hồ nước nhân tạo[124][125] dành cho lễ kỷ niệm của nhà vua, nó dài khoảng 1000 cubit và rộng khoảng 400 cubit, [122] tức là vào khoảng 525 m × 231 m (1.722 ft × 758 ft).[126][127] Nó được bao quanh bởi các bức tường của một cung điện vốn được xây dựng dành cho các nghi lễ của lễ hội "sed", vị trí của nó có lẽ là nằm trong khu vực lân cận với kim tự tháp của ông[note 21][127]. Một chiếu chỉ khác cũng đã được gửi cho Senedjemib Inti và sau này nó đã được viết lại trên các bức tường trong mastaba của ông ta, nội dung của nó là nói về việc trang trí một nhà nguyện của thần Hathor trong cung điện của nhà vua. Nhà nguyện này rất có thể đã được xây dựng dưới thời trị vì của ông [132].

Một số công trình xây dựng khác của Djedkare có thể vẫn chưa được xây dựng xong vào thời điểm ông qua đời, giả thuyết này dựa trên việc tìm thấy những khối đá có chạm khắc phù điêu cùng với tên của ông đã được tái sử dụng trong kim tự tháp của vua Unas. Vai trò ban đầu của chúng hiện vẫn chưa rõ.[133]

Hoạt động bên ngoài Ai cập

Thám hiểm các mỏ đá quý và mỏ đá

Phù điêu của Djedkare Isesi được Karl Richard Lepsius vẽ lại, Wadi Maghara[134]

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ba hoặc bốn[note 22] bản khắc đá có niên đại thuộc về triều đại của Djedkare tại Wadi MagharehSinai, các mỏ đồng và đá bán quý ở đây đã được khai thác suốt thời kỳ Cổ vương quốc, từ giai đoạn vương triều thứ Tư cho đến vương triều thứ Sáu.[136] Những bản khắc đá này đã ghi lại ba cuộc thám hiểm được tiến hành để nhằm tìm kiếm ngọc lam: bản khắc đá đầu tiên có niên đại là vào năm diễn ra lần kiểm kê gia súc thứ ba[137]hoặc thứ tư[138], có thể tương ứng với năm thứ sáu hoặc thứ tám dưới triều đại của Dejdkare, nó thuật lại khá rõ ràng cuộc thám hiểm của đội khai thác mỏ tới "những ngọn đồi ngọc bích"[note 23] sau khi được trao "uy quyền thiêng liêng cho việc tìm kiếm những loại đá bán quý theo điềm báo của chính vị thần trong sân rộng của ngôi đền Nekhenre"[137][138] Một bản khắc đá khác có niên đại là vào năm diễn ra lần kiểm kê gia súc thứ chín- có thể là năm thứ 18 dưới triều đại của Djedkare- cho thấy nhà vua đang "chinh phục toàn bộ vùng đất xa lạ. Trừng phạt tù trưởng của vùng đất xa lạ"[137][138]. Đoàn thám hiểm này bao gồm hơn 1400 binh sĩ và quan lại.[140][141] Một số nhà Ai Cập học cũng đưa ra giả thuyết cho rằng những người này cũng đã được phái tới các mỏ đồng [142][143]

Những cuộc thám hiểm này đã rời khỏi Ai cập từ cảng Ain Sukhna, nằm trên bờ phía tây của Vịnh Suez, chúng ta biết được điều này nhờ vào những cuộn giấy cói và con dấu có khắc tên của Djedkare Isesi được tìm thấy tại đây[144][145]. Khu cảng này còn bao gồm cả các căn phòng lớn được đục vào đá sa thạch để làm nơi ở và kho chứa.[145] Trên bức tường của một trong số những căn phòng như vậy có khắc một bài văn đề cập đến một cuộc thám hiểm khác tới những ngọn đồi ngọc bích vào năm của lần kiểm kê gia súc thứ bảy- có thể là năm trị vì thứ 14 của Djedkare.[139][146]

Con Dấu trụ lăn bằng vàng có khắc tên của Djedkare Isesi và Menkauhor Kaiu, đến từ Anatolia[147]

Về phía Nam của Ai Cập, Djedkare đã phái đi ít nhất một đoàn thám hiểm đến những mỏ đá diorite nằm cách Abu Simbel khoảng 65 km (40 dặm) về phía tây bắc.[note 24][149] Djedkare không phải là vị vua đầu tiên thực hiện điều này, những mỏ đá ở đây đã được khai thác từ thời kỳ vương triều thứ Tư và vẫn sẽ tiếp tục được khai thác trong suốt thời kỳ vương triều thứ Sáu và sau này là vào thời kỳ Trung vương quốc (khoảng năm 2055 TCN-1650 TCN).[148]

Djedkare có lẽ cũng đã khai thác các mỏ vàng ở vùng sa mạc phía đông và ở Nubia: thật vậy, lần đầu tiên thuật ngữ "vùng đất của vàng" - vốn được người Ai Cập cổ đại dùng để chỉ Nubia[note 25] - được đề cập tới đó là trong một dòng chữ khắc tại ngôi đền tang lễ của Djedkare Isesi.[151]

Các quan hệ thương mại

Ai Cập vẫn tiếp tục duy trì các mối quan hệ thương mại với khu vực Cận đông trong suốt triều đại của Djedkare, có thể xa tới tận Anatolia ở phía bắc. Một con dấu trụ lăn bằng vàng có khắc serekh của Djedkare Isesi cùng với đồ hình của Menkauhor Kaiu, ngày nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston [note 26][147], có thể có nguồn gốc đến từ thung lũng sông Pactolus ở miền Tây Anatolia.[152]Nó có thể giúp chứng thực cho các mối quan hệ thương mại rộng mở đã diễn ra trong suốt thời kỳ vương triều thứ Năm[2][153], tuy nhiên nguồn gốc của nó hiện vẫn chưa thể xác minh được[note 27][156]

Một mảnh bình đá vỡ được tìm thấy tại thành phố Byblos, nằm trên khu vực bờ biển Liban ngày nay, có mang dòng chữ "Vua của Thượng và Hạ Ai Cập, Djedkare [sống] mãi", nó có thể cho thấy mối quan hệ buôn bán giữa Ai Cập và Byblos vẫn tồn tại dưới triều đại của ông.[157][158] Một bản khắc tiểu sử được phát hiện trong ngôi mộ của Iny, một viên quan của vương triều thứ Sáu, đã giúp cung cấp thêm bằng chứng về một chuyến hành trình của người Ai Cập tới Byblos diễn ra dưới triều đại của Djedkare[159]. Bản văn này của Iny thuật lại chuyến đi của ông ta để nhằm mua lapis lazuli và chì hoặc thiếc[160]cho pharaoh Merenre, nhưng lại mở đầu bằng việc kể lại những sự kiện tương tự đã diễn ra dưới triều đại của Djedkare[161].

Về phía Nam của Ai Cập, Djedkare cũng đã phái một đoàn thám hiểm đến vùng đất Punt huyền thoại[149]để tìm kiếm nhựa thơm vốn được sử dụng như là trầm hương trong các ngôi đền Ai Cập[162]. Cuộc thám hiểm đến vùng đất Punt còn được nhắc tới trong bức thư mà Pepi II Neferkare gửi cho Harkuf khoảng 100 năm sau đó. Harkuf đã nói rằng ông ta sẽ mang về một "người lùn trong số các vũ công của thần linh từ vùng đất của những người sống ở đường chân trời". Pepi còn đề cập đến việc viên quan giữ ấn của thần linh Werdjededkhnum đã trở về từ vùng đất Punt cùng với một người lùn trong thời kỳ trị vì của Djedkare Isesi và ông ta đã được trọng thưởng. Cuộc thám hiểm tới vùng đất Punt dưới triều đại của Djedkare cũng đã được đề cập đến trong một bức tranh tường có niên đại cùng thời với cuộc thám hiểm này, bức tranh tường này được tìm thấy ở Tumas, một địa điểm nằm ở Hạ Nubia và cách Aswan khoảng 150 km (93 dặm) về phía Nam,[30] đồ hình của Isesi đã được phát hiện tại nơi này[163].

Chiến tranh

Phù điêu từ ngôi mộ của Inti cho thấy cảnh tượng của một trận chiến hoặc một cuộc vây hãm[164]

Không phải tất cả các mối quan hệ giữa Ai Cập với các nước láng giềng đều diễn ra một cách hòa bình trong suốt triều đại của Djedkare. Đặc biệt, một trong những miêu tả sớm nhất về một trận chiến hoặc một thành phố đang bị vây hãm [165]đã được tìm thấy trong ngôi mộ của Inti, một viên quan đến từ châu thứ 21 của vùng Thượng Ai Cập, ông ta sống vào giai đoạn cuối của vương triều thứ Năm.[159][165] Bức phù điêu đến từ ngôi mộ của viên quan này đã miêu tả cảnh những người lính Ai cập đang trèo lên tường thành của một pháo đài bằng thang[30][166]. Nói chung thì người Ai Cập cổ đại dường như đã thường xuyên tổ chức các cuộc đột kích nhằm vào vùng đất Canaan trong giai đoạn sau của thời kỳ Cổ vương quốc, tuy nhiên họ đã không cố gắng thiết lập sự thống trị lâu dài ở nơi đây [167].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Djedkare_Isesi http://www.britannica.com/place/ancient-Egypt/The-... http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/ABUSIR%20VI.pdf http://egyptologie.ff.cuni.cz/pdf/Forgotten%20Phar... http://www2.hu-berlin.de/nilus/net-publications/ib... http://edoc3.bibliothek.uni-halle.de/lepsius/tafel... http://archiv.ub.uni-heidelberg.de/propylaeumdok/1... http://digi.ub.uni-heidelberg.de/diglit/petrie1902... http://gallica.bnf.fr/ark:/12148/bpt6k5701445z http://cartelfr.louvre.fr/cartelfr/visite?srv=car_... http://cartelfr.louvre.fr/cartelfr/visite?srv=car_...